Gần 2.850 tỷ đồng làm cầu Đình Khao nối Vĩnh Long - Bến Tre, khởi công vào quý II
Vừa qua, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Vĩnh Long đã công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư xây dựng Đình Khao nối hai tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre.
Theo đó, QL 57 là tuyến giao thông nối hai tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre qua phà Đình Khao. Điểm đầu tuyến giao với QL 53, thuộc phường 4, TP Vĩnh Long, đi qua các huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long), Chợ Lách, Bắc Mỏ Cày, Nam Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre) và kết thúc tại Xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Chiều dài tuyến khoảng 103,3 km. Đây là trục giao thông xương sống của cù lao Minh và là trục đối ngoại quan trọng của tỉnh Bến Tre đi các tỉnh ồng bằng sông Cửu Long theo hướng qua tỉnh Vĩnh Long nối ra QL 1A hoặc theo QL 60 qua cầu Cổ Chiên, Rạch Miễu.
Đồng thời, đây là tuyến đường kết nối các đô thị lớn nhƣ thị trấn Chợ Lách - thị trấn Mỏ Cày - thị trấn Thạnh Phú - TP Vĩnh Long nên nhu cầu giao thông rất lớn. Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế khoảng 7,7%/năm thì lưu lượng xe cũng gia tăng lên rất cao.
Tổng chiều dài khoảng 4,3 km
Theo Sở GTVT tỉnh Vĩnh Long (chủ đầu tư), dự án có tổng chiều dài khoảng 4,27 km, với điểm đầu dự án giao với đường tỉnh 902 tại xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long; tiếp giáp dự án tuyến tránh QL 57 (đường dẫn cầu Đình Khao).
Điểm cuối dự án giao với QL 57 khoảng Km11+270, thuộc địa phận xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Phạm vi thực hiện dự án nằm trong ranh giới địa lý hành chính của xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long và xã Vĩnh Bình, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Về hiện trạng sử dụng đất của dự án, nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng là 20,6 ha. Trong đó khoảng 0,1 ha đất trồng lúa, khoảng 15,54 ha đất trồng cây ăn quả, 0,54 ha đất trồng cây lâu năm, khoảng 1,53 ha đất ở và 2,89 ha đất giao thông, sông kênh.
Số hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án ở huyện Mang Thít là 62 hộ, số hộ dân phải di dời (tái định cư) là 26 hộ; số hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án tại huyện Chợ Lách là 90 hộ, số hộ dân phải di dời (tái định cư) là 60 hộ.
Mục tiêu của dự án nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực khai thác cho QL 57, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại tuyến phà ình Khao, bảo đảm kết nối với hệ thống quốc lộ và cao tốc, rút ngắn thời gian di chuyển giữa Vĩnh Long và Bến Tre với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng mức đầu tư gần 2.850 tỷ đồng, khởi công quý III năm nay
Về hướng tuyến dự án, điểm đầu dự án tại nút giao với ĐT 902, thuộc xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long tiếp giáp Dự án Tuyến tránh QL 57 ( đường dẫn cầu Đình Khao).
Tuyến vượt sông Cổ Chiên tại vị trí cách phà Đình Khao khoảng 6,6 km về phía hạ lưu, kết nối với cồn Phú Đa thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre sau đó vượt nhánh sông Cổ Chiên phía Bến Tre và kết thúc tại vị trí giao tại QL 57 Km11+270, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Về quy mô xây dựng dự án, phần đường thiết kế cơ bản theo quy mô đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h. Dự án sẽ xây dựng cầu Đình Khao vượt sông Cổ Chiên kết cấu dầm super T & đúc hẫng, tải trọng thiết kế HL93 với chiều dài hơn 1,6 km, bề rộng cầu 17,5 m.
Dự án còn cây dựng cầu Cái Cáo với tổng chiều dài cầu hơn 649 m; cầu Km 3+846 với tổng chiều dài hơn 32 m.
Xây dựng đường dẫn đầu cầu theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, kết cấu bê tông nhựa, vận tốc thiết kế 80 km/h có chiều dài khoảng 1,97 km, trong đó, đoạn từ Km0+000 - Km0+330 có quy mô mặt cắt ngang đường 20,5 m, bề rộng mặt đường 15,5 m. Các đoạn còn lại có quy mô mặt cắt ngang đường 12 m, bề rộng mặt đường 7 m.
Xây dựng phần đường nhánh phải nút giao kết nối ĐT 902 theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, kết cấu bê tông nhựa, vận tốc thiết kế 40 km/h có chiều dài khoảng 559,38 m. Quy mô mặt cắt ngang đường 7 m, bề rộng mặt đường 3,5 m.
Xây dựng phần đường nhánh trái nút giao kết nối ĐT 902 theo tiêu chuẩn đƣờng cấp III đồng bằng, kết cấu bê tông nhựa, vận tốc thiết kế 40 km/h có chiều dài khoảng hơn 539 m. Quy mô mặt cắt ngang đường 9 m, bề rộng mặt đường 7 m.
Trên toàn bộ chiều dài tuyến có 2 nút giao chính bao gồm nút giao Km0+100 và nút giao Km4+270. Vị trí nút giao đầu tuyến giao giữa tuyến đƣờng chính, với ĐT 902. Nút giao này chủ yếu giải quyết lưu lượng giao thông của QL 57 và nhu cầu lưu thông giữa xã Mỹ An, Huyện Mang Thít.
Lưu lượng xe qua lại tương đối nhỏ, nên nút giao này được tổ chức dạng ngã ba đơn giản không đèn tín hiệu Nhánh kết nối từ tuyến chính với ĐT 902 theo tiêu chuẩn đường cấp IV, 40 km/h. Các nhánh rẽ phải từ tuyến chính với nhánh rẽ và từ nhánh rẽ với ĐT 902 được thiết kế với vận tốc 30 km/h.
Nút giao Km4+270 có vị trí nút giao giao giữa tuyến đường chính và QL 57 (Bến Tre). Nút giao này chủ yếu giải quyết nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực huyện Chợ Lách với khu vực Mang Thít tỉnh Vĩnh Long.
Tổng mức đầu tư của dự án này là gần 2.850 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là hơn 614 tỷ đồng; chi phí xây dựng 1.646 tỷ đồng; chi phí thiết bị 15 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án hơn 199 tỷ đồng và chi phí dự phòng hơn 371 tỷ đồng.
Về tiến độ, dự án sẽ được lập Báo cáo nghiên cứu khả thi từ quý IV/2024 - quý I/2025. Lựa chọn nhà đầu tư năm 2025; giải phóng mặt bằng, tái định cư trong năm 2025; thi công xây dựng công trình từ quý III/2025 - quý IV/2027. Thời gian thi công phần đường 30 tháng; thời gian thi công cầu 30 tháng.
Hạ tầng giao thông đường bộ vùng ĐBSCL được quy hoạch ra sao?
Theo Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống cao tốc của vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 có tổng chiều dài khoảng 1.166 km bao gồm ba trục dọc kết nối các tỉnh, thành phố trong vùng với vùng Đông Nam Bộ và ba trục ngang nhằm tăng cường kết nối với hệ thống cảng biển trong vùng với các cửa khẩu quốc tế.
Các trục dọc bao gồm tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông (đoạn TP HCM - Cần Thơ - Cà Mau), dài khoảng 245 km, quy mô 4 - 6 làn xe; tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đoạn Đức Hòa - Rạch Sỏi) dài khoảng 180 km, quy mô 6 làn xe; tuyến cao tốc TP HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng dải khoảng 150 km, quy mô 4 làn xe.
Các trục ngang bao gồm tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài khoảng 191 km, quy mô 6 làn xe; tuyến cao tốc Hà Tiên (Kiên Giang) - Rạch Giá - Bạc Liêu dài khoảng 212 km, quy mô 4 làn xe; tuyến cao tốc Hồng Ngự (Đồng Tháp) - Trà Vinh dài khoảng 188 km, quy mô 4 làn xe.
Tập trung nâng cấp, cải tạo hệ thống quốc lộ chính yếu, đặc biệt ưu tiên một số tuyến quốc lộ kết nối với các địa phương chưa có đường cao tốc bao gồm QL N1; QL 1, QL 50; QL 60; QL 61C; QL 62; QL 30; QL 80; QL 91; QL 63; đường Nam sông Hậu; đường Quản Lộ; với tổng chiều dài dự kiến khoảng 1.815 km; quy mô theo quy hoạch (cấp/làn xe IV - II, 2 - 6 làn xe); duy trì khai thác ổn định các tuyến quốc lộ thứ yếu với tổng chiều dài khoảng 2.351 km (cấp/làn xe IV - III, 2 - 4 làn xe).
Hệ thống đường ven biển do địa phương đầu tư xây dựng đảm bảo phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự kiến tuyến đi qua các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang với tổng chiều dài tuyến dự kiến khoảng 788 km.
Các tuyến đường liên tỉnh bao gồm tuyến Khánh Bình - Chợ Mới (An Giang) - Lấp Vò (Đồng Tháp), dài khoảng 85 km; tuyến An Giang - Kiên Giang - Hậu Giang từ QL N1 đến QL 61C, dài khoảng 130 km; tuyến Tiền Giang - Long An - kết nối vào QL 50 về TP HCM, dài khoảng 30 km; tuyến Sa Đéc (Đồng Tháp) - Ô Môn (Cần Thơ) - Giồng Riềng (Kiên Giang), dài khoảng 77 km.