Hiệu quả dạng yếu (Weak Form Efficiency) là gì?

Hiệu quả dạng yếu (tiếng Anh: Weak Form Efficiency) xảy ra khi giá chứng khoán phản ánh các thông tin trong quá khứ về giá chứng khoán.
Mustache Gracias!

Hình minh họa

Hiệu quả dạng yếu (Weak Form Efficiency)

Định nghĩa

Hiệu quả dạng yếu trong tiếng Anh là Weak Form Efficiency. Hiệu quả dạng yếu xảy ra khi giá chứng khoán phản ánh các thông tin trong quá khứ về giá chứng khoán. 

Hay nói một cách khác, nếu căn cứ vào giá chứng khoán trong quá khứ, người ta có thể dự báo giá chứng khoán tại thời điểm hiện tại.

Công thức xác định

Pt = f(Pt-1) +  ΔUt

Trong đó:

Pt là giá chứng khoán tại thời điểm hiện tại

Pt-1 là giá chứng khoán tại thời điểm quá khứ

ΔUt là sai số ngẫu nhiên

Các đặc trưng về thị trường hiệu quả dạng yếu

- Thị trường hiệu quả dạng yếu giả định rằng giá chứng khoán đã phản ánh kịp thời toàn bộ thông tin có thể có được từ dữ liệu giao dịch trong quá khứ: giá, khối lượng giao dịch và tỉ suất thu nhập.

- Dữ liệu giá trong quá khứ được công khai và nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận.

- Giả sử nếu dữ liệu quá khứ thể hiện xu hướng trong tương lai, ngay lập tức các nhà đầu tư sẽ khai thác và sử dụng thông tin đó.

Nội dung và ý nghĩa

- Sự tồn tại của sai số ngẫu nhiên chỉ ra rằng, giá chứng khoán biến động theo bước đi ngẫu nhiên và không thể dự đoán trước. 

Theo cách thức này, một thông tin mới sẽ được cập nhật ngay vào trong giá của chứng khoán và trên một thị trường hiệu quả, mọi cơ hội lợi nhuận không được khai thác sẽ bị loại bỏ ngay lập tức. Điều này cũng cho thấy, một thành công trong quá khứ cũng chưa chắc đảm bảo cho sự thành công trong tương lai.

- Tuy nhiên, giả thuyết về thị trường hiệu quả dạng yếu lại là cơ sở quan trọng của phương pháp phân tích kĩ thuật. Những người theo trường phái này cho rằng, mặc dù giá chứng khoán đi theo bước đi ngẫu nhiên, song có qui luật vận động riêng của nó và lịch sử luôn lặp lại.

- Bằng cách nghiên cứu sự vận động của giá chứng khoán trong quá khứ, các nhà phân tích cố gắng tìm ra qui luật vận động của giá chứng khoán, từ đó dự báo sự biến động giá chứng khoán và tìm thời điểm mua bán chứng khoán thích hợp. Một công cụ cơ bản của phân tích kĩ thuật là đồ thị, vì vậy phân tích kĩ thuật còn gọi là phân tích đồ thị.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

CÙNG CHUYÊN MỤC