SHS: Định giá thị trường giảm mạnh mở ra các cơ hội đầu tư giá trị

Các nhà phân tích của SHS cho rằng nhiều mã, nhóm cổ phiếu đã có vùng giá tương đối hợp lý so với các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường cần có thời gian tạo vùng giá cân bằng mới khi các yếu tố cơ bản đang thay đổi, suy yếu.

Theo báo cáo chiến lược tháng 5 của Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (Mã: SHS), thị trường bắt đầu tháng 5 với giai đoạn đàm phán thương mại, thuế quan với Mỹ.

Dù kết quả như thế nào thì mức thuế quan cũng sẽ được áp đặt, cán cân thương mại thặng dư với Mỹ sẽ chịu áp lực mạnh, ảnh hướng lớn đến các cân đối vĩ mô, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhóm phân tích nhận định thị trường vẫn đang vận động dưới ảnh hưởng một số yếu tố chính:

Một là, diễn biến kinh tế thế giới và Việt Nam tiếp tục bất định trước áp đặt thuế quan của Mỹ. Rủi ro suy thoái kinh tế có thể xảy ra trên diện rộng. Trong đó Việt Nam đang là tâm điểm, với rủi ro thuộc nhóm cao nhất trong các nước.

Hai là, nền kinh tế vẫn tăng trưởng. Lãi suất duy trì ổn định trên nền thấp. Nhưng đối mặt áp lực rất lớn từ bên ngoài khi độ mở nền kinh tế rất cao. Quá trình đàm phán đang diễn ra, tuy nhiên kết quả như thế nào thì mức thuế quan cũng sẽ được áp đặt. Ảnh hướng lớn đến các cân đối vĩ mô, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là, kỳ vọng nâng hạng thị trường vào tháng 9/2025.

Bốn là, định giá thị trường vừa có đợt giảm mạnh về quanh vùng định giá cuối năm 2022 ở quanh mức P/E 11,x lần, mở ra những cơ hội đầu tư giá trị.

(Nguồn: SHS Research).

"Trong tháng 4, hành động áp thuế được xem là sự kiện “rất bất ngờ” đối với nền kinh tế cũng như thị trường tài chính Việt Nam, dẫn đến áp lực bán mạnh trên diện rộng khi các yếu tố cơ bản đang thay đổi, suy yếu. VN-Index giảm mạnh từ vùng giá 1.340 điểm về vùng giá 1.080 điểm với nhịp giảm điểm mạnh mới phục hồi trở lại", báo cáo chỉ ra.

Hiện tại, các nhà phân tích cho rằng nhiều mã, nhóm cổ phiếu đã có vùng giá tương đối hợp lý so với các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường cần có thời gian tạo vùng giá cân bằng mới khi các yếu tố cơ bản đang thay đổi, suy yếu.

Bên cạnh chờ đợi những thông tin về đàm phán thuế quan trong thời gian 90 ngày tạm hoãn áp thuế đối ứng, cũng như đánh giá triển vọng tăng trưởng mới.

VN-Index có thể sẽ tích lũy kéo dài trong biên độ hẹp trên vùng hỗ trợ 1.150-1.180 và kháng cự 1.250-1.270 điểm.

Bàn về triển vọng thị trường, vào thời điểm kết thúc tháng 4, tổng vốn hóa toàn thị trường đạt 274 tỷ USD, khoảng 58%/GDP năm 2024. SHS cho rằng đây là mức hấp dẫn nếu xét triển vọng tăng trưởng, quy mô GDP năm 2025.

Định giá P/E của VN-Index ở mức 13,69 thấp hơn P/E trung bình 3 năm (14,7) và trung bình 5 năm (16,7 lần). Mức P/E Forward 10 lần vẫn được xem là hấp dẫn so với triển vọng tăng trưởng hiện nay.

(Nguồn: Bloomberg, SHS Research.

CÙNG CHUYÊN MỤC