Lãi suất bảo chứng (Call Money Rate) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Lãi suất bảo chứng (tiếng Anh: Call money rate) là lãi suất của khoản vay mà ngân hàng cung cấp cho bên môi giới để bên môi giới có thể cho nhà đầu tư vay khi họ sử dụng tài khoản kí quĩ.
WP_MM

Hình minh họa. Nguồn: Collegeinvestor.com

Lãi suất bảo chứng

Khái niệm

Lãi suất bảo chứng, tiếng Anh gọi là call money rate hay broker loan rate.

Lãi suất bảo chứng là lãi suất của khoản vay mà ngân hàng cung cấp cho bên môi giới để bên môi giới có thể cho nhà đầu tư vay khi họ sử dụng tài khoản kí quĩ.

Đối với cả hai bên môi giới và nhà đầu tư, khoản vay này không cần thiết lập lịch thanh toán cụ thể nhưng phải được hoàn trả theo yêu cầu. Nhà đầu tư sở hữu tài khoản kí quĩ phải trả cho bên môi giới một khoản lãi suất bảo chứng cộng với phí dịch vụ để được sử dụng dịch vụ kí quĩ của bên môi giới.

Hiểu rõ hơn về lãi suất bảo chứng

Lãi suất bảo chứng được dùng để tính lãi suất vay mà nhà đầu tư phải trả khi họ giao dịch kí quĩ bằng tài khoản của mình. Giao dịch kí quĩ là một chiến lược giao dịch đầy rủi ro vì nhà đầu tư phải thực hiện giao dịch bằng tiền đi vay. Việc giao dịch bằng tiền vay như vậy sẽ làm tăng đòn bẩy của nhà đầu tư và từ đó khuếch đại mức độ rủi ro của khoản đầu tư.

Lợi ích của việc giao dịch kí quĩ là lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư này sẽ được gia tăng thêm. Còn mặt hại của nó là những khoản lỗ cũng gây thiệt hại nhiều hơn.

Khi vốn trong tài khoản giao dịch kí quĩ của nhà đầu tư giảm đến một mức độ nào đó, tùy theo khoản tiền mà nhà đầu tư này đã vay, thì bên môi giới sẽ thực hiện yêu cầu bổ sung kí quĩ (margin call) để yêu cầu nhà đầu tư nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc phải bán ra một số lượng cổ phiếu tương ứng sao cho tài khoản của họ giữ được mức duy trì.

Việc này có thể làm cho nhà đầu tư thiệt hại nhiều hơn vì đa phần nhà đầu tư chỉ bị margin call khi chứng khoán trong tài khoản của họ đã sụt giảm khá nhiều. Và việc thực hiện bán chứng khoán vào lúc này buộc họ phải hiện thực hóa khoản lỗ này thay vì có thể tiếp tục nắm giữ đợi đến khi giá trị của những chứng khoán trong tài khoản phục hồi.

(Theo Investopedia)

CÙNG CHUYÊN MỤC