Toàn cảnh vị trí quy hoạch xây dựng cầu Cồn Nhất nối Thái Bình - Nam Định

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cầu Cồn Nhất vượt sông Hồng nằm trên tuyến QL37B.

Video: Vị trí xây cầu Cồn Nhất theo quy hoạch.

Ngày 26/7/2016, UBND tỉnh Thái Bình có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo quyết định này sẽ có 4 cầu lớn vượt sông Hồng gồm đường cao tốc, quốc lộ ven biển, cầu Sa Cao trên đường tỉnh 454 (đường 223 cũ) và cầu Cồn Nhất trên tuyến QL37B.

Theo bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông vận tải (hồ sơ dự thảo quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050), đường 37B sẽ xây dựng đoạn mới từ xã Nam Bình, qua xã Bình Định đến thẳng khu vực phà Cồn Nhất (khu vực xây dựng cầu Cồn Nhất).

Cầu Cồn Nhất có ý nghĩa quan trọng kết nối hai bờ sông Hồng, các huyện Kiến Xương và Giao Thủy của Thái Bình và Nam Định.

Trong đó, việc xây dựng mới một đoạn QL37B đi thẳng qua các xã Hồng Tiến, Bình Định, Nam Bình sẽ rút ngắn khoảng cách đến trung tâm huyện Kiến Xương. 

Theo hồ sơ dự thảo quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cầu Cồn Nhất dự kiến được xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Cầu này sẽ thay thế phà Cồn Nhất, kết nối QL37B và hai bờ sông Hồng.
Hiện tại, phà Cồn Nhất vẫn đang là phương tiện chính của nhiều người dân hai bên bờ sông Hồng. Trong khi  đó, các phương tiện lớn hơn phải đi phà Cồn Nhì cách đây  khoảng 2km.

Về cơ bản, vị trí xây dựng cầu Cồn Nhất ở vị trí phà Cồn Nhất hiện hữu.

Đoạn sông Hồng này rộng khoảng 450 m.

Bến phà Cồn Nhất hàng ngày đón hàng trăm lượt xe ô tô.

Thời gian chờ phà khoảng 15 đồng hồ.

Khi có cầu, giao thông đôi bờ sông Hồng sẽ được cải thiện, kéo theo đó là phát triển tốt hơn về kinh tế, xã hội.

QL37B qua địa bàn huyện Kiến Xương  hiện có nhiều đoạn khá nhỏ hẹp.