Diễn biến trái chiều tại HBC: Phó Chủ tịch muốn mua vào, CEO thoái bớt vốn

Trong khi Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc thường trực CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (Mã: HBC) – ông Lê Viết Hiếu đăng ký mua vào 500.000 cổ phiếu thì Tổng Giám đốc Lê Văn Nam lại muốn bán ra cùng số lượng cổ phiếu.

Cụ thể, ông Lê Viết Hiếu dự kiến mua vào 500.000 cổ phiếu HBC trong khoảng thời gian từ ngày 22/5 đến 20/6 nhằm nâng tỷ lệ sở hữu từ 0,35% lên 0,49% vốn điều lệ, tương ứng tăng từ 1,21 triệu lên 1,71 triệu cổ phiếu.

Nhiều thành viên trong gia đình Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải – bố của ông Hiếu – cũng đang nắm giữ lượng lớn cổ phiếu HBC. Tính đến cuối năm 2024, ông Lê Viết Hải sở hữu gần 47 triệu cổ phiếu HBC (13,53% vốn); bà Bùi Ngọc Mai (vợ ông Hải) nắm giữ 4,7 triệu cp (1,37%); ông Lê Viết Hưng (anh trai ông Hải) sở hữu 1,3 triệu cp (0,39%) và bà Lê Thị Anh Thư (em gái ông Hải) nắm 2 triệu cp (0,58%).

Ở chiều ngược lại, ông Lê Văn Nam, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty, đăng ký bán ra 500.000 cổ phiếu. Nếu hoàn tất giao dịch, ông Nam sẽ giảm tỷ lệ sở hữu từ 0,18% xuống còn 0,04%, tương đương 123.700 cổ phiếu.

Trên thị trường UPCoM, cổ phiếu HBC gần như đi ngang trong một tháng trở lại đây. HBC kết phiên 21/5 6.200 đồng/cp với khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 1 triệu đơn vị mỗi phiên.

Về kết quả kinh doanh, quý I, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận doanh thu đạt 692 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế giảm 90,5%, còn 5,3 tỷ đồng.

Năm nay, công ty đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 360 tỷ đồng. Như vậy, sau quý đầu tiên, Hòa Bình mới thực hiện khoảng 1,5% kế hoạch lợi nhuận năm.

 Diễn biến cổ phiếu HBC từ đầu năm đến 21/5. (Biểu đồ: TradingView).

Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.

Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…

Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

CÙNG CHUYÊN MỤC